Kết quả tìm kiếm cho "bà Giang Thị Nở"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 6181
Về thăm các gia đình chính sách ở xã Tân Hội (tỉnh An Giang), bên tách trà ấm trong những căn nhà Tình nghĩa, chúng tôi lặng nghe những câu chuyện chiến đấu, hy sinh của các thương binh, liệt sĩ. Những ký ức ấy khiến chúng tôi càng thấm thía hơn những mất mát của thế hệ cha ông và thêm trân trọng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Trong những năm tháng khốc liệt của cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, Thành phố Hồ Chí Minh đã có một lực lượng đặc biệt xung phong lên đường ra tiền tuyến. Đó là lực lượng Thanh niên xung phong.
Ngày 25/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Trung Hồ đến thăm gia đình chính sách, người có công với cách mạng tiêu biểu, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Chiều 25/7, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương, cùng đại diện cấp ủy, chính quyền xã Tân Hiệp (tỉnh An Giang) đến thăm 2 thương binh có vết thương đặc biệt nặng trên địa bàn xã, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025) và kiểm tra hoạt động tại Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Tân Hiệp.
Rời quân ngũ trở về quê hương, 2 cựu chiến binh Danh Thành và Chung Văn Liếp, cùng ngụ xã Châu Thành (tỉnh An Giang) không ngừng nỗ lực vươn lên làm kinh tế. Cả 2 đều là hình ảnh đẹp của người lính Cụ Hồ giữa đời thường.
Tôi gọi dì bởi dì cũng trạc tuổi mẹ tôi. Qua hai lần gặp - một lần ở bệnh viện khi dì chăm chồng bệnh, một lần tại căn nhà ở phường Rạch Giá, bằng giọng miền Tây chân chất, mộc mạc, dì kể chuyện có đầu có đuôi, có tình tiết đủ để tôi hiểu về cuộc đời một người đàn bà Nam bộ mang cái tên giản dị: Hai Hoa.
Liệt sĩ Ngô Văn Liên (sinh năm 1952), quê ở Nghệ An hy sinh vào tháng 9/1972 ở mặt trận phía Nam, khi đất nước gần giải phóng. Ông ngã xuống ở độ tuổi đẹp nhất đời người. Một lần nằm xuống, mà hơn nửa thế kỷ sau ông mới có dịp trở về cố hương…
Những năm gần đây, công tác cải cách hành chính ở An Giang, nhất là tại cấp xã có những chuyển biến tích cực, hướng đến mục tiêu phục vụ người dân và doanh nghiệp một cách hiệu quả, chuyên nghiệp hơn. Trung tâm phục vụ hành chính công (PVHCC) cấp xã bước đầu hoạt động thông suốt, hiệu quả, được người dân đánh giá cao.
Sau khi hợp nhất địa giới hành chính, tỉnh An Giang đã mở ra không gian phát triển rộng lớn cho Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đây là cơ hội vàng để nâng tầm sản phẩm đặc trưng địa phương, từ vùng nguyên liệu đến thương mại hóa sản phẩm, gắn với du lịch và kinh tế xanh.
Là lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang đã vượt khó, bám trụ nơi tuyến đầu Tổ quốc. 5 năm qua 2020 - 2025, lực lượng lập nhiều chiến công trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, buôn lậu, chống khai thác IUU...
Những ngày này, con nước lũ đã về nhuộm đỏ những dòng sông, con kênh trên vùng đất An Giang. Khi đó, dân câu lưới cũng bước vào mùa cá mới với hy vọng mùa cá, tôm bội thu, cuộc sống ấm no.
Thời gian qua, các doanh nghiệp (DN) tư nhân không chỉ đóng góp vào GDP, ngân sách nhà nước, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động nông thôn mà còn giúp nông dân cải thiện năng suất và ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất.